4 thg 5, 2013

Togo, Miền Đất của Niềm Tin.


Một Linh mục Ngôi Lời Việt Nam đang truyền giáo tại Togo

Khách du lịch đã từng một lần đến đất nước Togo đều nhìn thấy ở đây có rất nhiều nhà thờ của nhiều giáo hội khác nhau đền thờ Hồi giáo. Các hoạt động tôn giáo của các Hội thánh ở đây đều được tự do sinh hoạt, hội họp, cầu nguyện, xây dựng nhà thờ không phải xin phép chính quyền gì hết.
Vào ngày chủ nhật, ngoài đường phố rất vắng vẻ. Các cửa hàng buôn bán, siêu thị đều đóng cửa, vì người dân đi đến các nhà thờ, hoặc đền thờ Hồi giáo để cầu nguyện, và nghe đọc Kinh Thánh…, để ca hát nhảy múa ca ngợi Đấng Hóa Công.

Mặc dầu đời sống người dân còn rất nghèo, nhưng họ không buôn bán và làm việc để kiếm tiền trong ngày Chủ nhật; mà họ dành ngày Chủ nhật để đi đến nhà thờ cầu nguyện. Các tôn giáo ở đây đều được tự do sinh hoạt, nghĩa là đạo ai người nấy giữ, không có cảnh xung đột tôn giáo như ở những quốc gia khác. Đạo Hồi giáo và các tôn giáo khác chung sống hoà bình. Đôi khi có một vài vụ xích mích nhỏ giữa Hồi giáo và Công giáo, do sự quá khích của một và nhóm mhỏ Hồi giáo gây ra, nhưng không trở thành xung đột tôn giáo, và đã được chính quyền can thiệp, hoà giải.
Ngoài Hội thánh Công giáo, ở đây có rất nhiều giáo phái tự do hoạt động như: Eglise de l’Assemblée  de  Dieu, Eglise  Pentecotiste, Eg- lise Baptiste, Eglise Presbytérienne, chứng nhân Giêhôva…  Các giáo phái này đua nhau chiêu mộ các tín đồ dưới nhiều hình thức: phân phát các tờ bướm giới thiệu về giáo phái của mình, băng vid- eo cassette, hoặc từng nhóm 2 người đi rảo quanh các đường phố giới thiệu giáo phái của mình, hoặc họ ra ngoài chợ đọc Kinh Thánh qua micro nhằm gây sự chú ý.
Không khí sinh hoạt tôn giáo đây rất sầm uất, đa dạng: Ví dụ như giáo phái Pentecotiste sinh hoạt vào tối thứ Tư và sáng Chủ nhật. Các tín đồ tụ họp nhau lại vào những ngày này, hát thánh ca, nhảy múa đánh trống và tiếng hát gây ồn ào cho những nhà kế bên, nhưng không ai phàn nàn gì cả. Tự do tôn giáo mà !!!
Còn giáo phái Assemblée de Dieu sinh hoạt từ nửa đêm thứ Sáu đến sáng thứ Bảy !!! Họ làm gì trong những buổi sinh hoạt này ? Tại mỗi nhà thờ đều 1 vị hướng dẫn (gọi pasteur) cầu nguyện, kế đó họ đọc Kinh Thánh, sau đo vị pasteur này cắt nghĩa đoạn Kinh Thánh vừa đọc, giống như linh mục giảng lời Chúa vậy. Sau khi vị pasteur cắt nghĩa lời Chúa xong, họ hát thánh ca, vừa hát vừa múa nhảy và đánh trống rất cuồng nhiệt, họ có thể nhảy múa, hát suốt đêm mà không thấy mệt.
Đặc biệt người Phi Châu nói chung hoặc người Togo, họ rất thích hát nhảy múa. Nếu họ đang làm việc mà nghe tiếng trống, tiếng nhạc thì họ sẽ dừng làm việc và nhảy múa vài vòng rồi tiếp tục làm việc.  Con nít từ trong bụng mẹ đã biết nhảy múa rồi !!!
Như đã nói trên, các tôn giáo được tự do sinh hoạt, chiêu mộ tín đồ, xây dựng nhà thờ, muốn theo đạo nào cũng được. thế, đôi khi trong một gia đình người Togo đến 3 hoặc 4 tôn giáo khác nhau. dụ : ngoại theo animisme (đạo thờ vật linh--thần linh) ; người cha theo Hồi giáo ; người mẹ theo giáo phái Assemblée de Dieu ; còn con cái thì theo Công giáo. Ngày Chủ nhật, thì mạnh ai nấy đi đến nhà  thờ  của tôn giáo mình để cầu nguyện.
Mặc dầu trong đầu của người Togo tin vào Thượng Đế, tin rằng có một Đấng thiêng liêng trên cao, cai quản điều khiển vũ trụ, nhưng đức tin của họ không bén rễ sâu.  Có khi   hôm nay họ theo Công giáo, nhưng ngày mai họ lại đi theo giáo phái Assemblée de Dieu. Họ rời bỏ Công giáo bởi đi theo Công giáo không được sự gì; còn đi theo giáo phái Assemblée de Dieu, họ được phân phát bắp, bánh kẹo, quần áo … Việc họ thay đổi tôn giáo, gây không ít khó khăn cho các linh mục trong việc “quản lý” con chiên của mình. Nhưng biết làm sao được, tự do tôn giáo mà.
Còn về giáo phái Chứng Nhân Giêhôva hoạt động khá mạnh tại Togo. Ngày Chủ nhật, thậm chí ngày thường, từng nhóm 2 người rảo quanh các đường phố mời gọi khách qua đường tham dự những buổi cầu nguyện của họ. Họ phân phát những tập tài liệu mỏng cở 50-70 trang giấy, khổ bằng cuốn tập, nhan đề La Tour de Garde (Tháp Canh). Trong đó họ giới thiệu giáo phái của họ, giải thích Kinh Thánh, chứng từ của những thành viên trong giáo phái, họ kể về cuộc đời của họ đã được biến đổi tốt hơn sau khi gia nhập giáo phái, và cuối cùng lời kêu gọi đóng góp tài chánh cho giáo phái !!!
Kẻ viết bài này đã được một căp vợ chồng Ái Nhĩ Lan, thành viên của giáo phái Chứng Nhân Giêhôva mời tham dự sinh hoạt cầu nguyện của họ.
Đạo hồi giáo được tự do hoạt động tại Togo. Khách du lịch có thể ghi nhận rằng, hễ chỗ nào có nhà thờ Công giáo, thì phía gần nhà thờ mọc lên 1 đền thờ Hồi giáo với mái nhà hình tháp vuông cao vút lên bầu trời với hình ngôi sao trăng lưỡi liềm. Từ 4 giờ sáng tiếng cầu nguyện qua micro đã vang dội khắp vùng dân cư đang chìm trong giấc ngủ.   Đến 13g họ tiếp tục cầu nguyện; đến 15g họ cũng cầu nguyện; đến 18g họ đóng cửa hàng quán để đi cầu nguyện. Khi cầu nguyện họ hướng về thánh địa La Mecque nước Râp Út (Arabe Soudique).  
Việc đi hành hương thánh địa La Mecque bên nước Ả Rập Xê Út là một ước mơ của người Hồi giáo. Nếu người nào có khả năng tài chánh thì đi hành hương thánh điạ La Mecque ít nhất là 1 lần trong đời. Không phải người Hồi giáo nào cũng có khả năng đi hành hương thánh điạ La Mecque, cho nên để bù lại, mỗi khi cầu nguyện họ hướng về thánh điạ la Mecque. thế, đôi khi họ quỳ gối cầu nguyện nhưng phía trước là một toilet (W.C.), họ vẫn không đổi hướng vì hướng đó dẫn đến thánh địa La Mecque!!! Khách qua đường, khi nhình thấy từng nhóm nhỏ quỳ bên vệ đường cầu nguyện vào lúc 15g mỗi ngày, một hình ảnh và ở VN không bao giờ diễn ra.

Người Nigeria theo Hồi giáo sang Togo làm ăn sinh sống khá đông, họ tập trung tại thủ đô Lomé, mở cửa hàng buôn bán quần áo, túi xách, giày dép.
Vào lúc 13g tất cả các cửa hàng người Hồi giáo đều đóng cửa, họ đi đến đền thờ Hồi giáo để cầu nguyện, dẫu rằng lúc đó có khách đến mua hàng họ cũng đóng cửa, không nấn ná chần chừ buôn bán kiếm tiền.
Đạo Hồi được tự do hoạt động tại Togo. Thành phố Sokodé, miền Bắc nước Togo, tập trung rất nhiều người Hồi giáo sinh sống, làm ăn, buôn bán. Lý do thành phố Sokodé thành phố thương mại, mà người Hồi giáo sinh sống bằng nghề thương mại, nên họ tập trung rất đông tại đây. thể nói tại thành phố Sokodé mỗi gia đình người Hồi giáo một đền thờ Hồi giáo. Từ 4g sáng tiếng cầu nguyện qua micro vang dội khắp thành phố. Trong khi đó toà Giám mục giáo phận Sokodé và nơi Đức Cha cai quản giáo phận Soko- dé cư trú bị bao vây bởi những tiếng cầu nguyện của người Hồi giáo!!!
Năm 2008, đại Kaddafi, tổng thống nước Libye, (Libye 1 quốc gia theo Hồi giáo) đã viếng thăm thành phố này và đã tài trợ cho những hoạt động của Hồi giáo, như ủng hộ tài chánh để xây đựng thêm nhiều đền thờ Hồi giáo, ủng hộ tài chánh cho trường đào tạo các giáo Hồi giáo (école coranique), tài trợ cho việc in ấn sách kinh Coran.   thế, hiện nay quan hệ ngoại giao giữa nước Togo Lybie rất tốt.  Tại thủ đô Lômé, gần nhà Dòng Ngôi Lời, một trường đào tạo giáo sĩ hồi giáo, rất rộng, rất lộng lẫy, rất hoành tráng, kích thước lớn hơn Đại chủng viện Sài Gòn, được xây dựng hoàn toàn bằng sự tài trợ của đại Kaddafi.
Trong khi đó quan hệ giữa Công giáo nhà nước Togo thì sao?
Đạo Công giáo được tự do sinh hoạt hội họp, làm lễ, kiệu Mình Thánh Chúa, đàng Thánh Giá trong nhà thờ hoặc ngoài đường phố mà không bị làm khó dễ. Các đài phát thanh Công giáo tại mỗi giáo phận đều được tự do hoạt động, phát sóng trên băng tần riêng của mình mà không bị phá sóng. Trong tương lai gần đây, đài truyền hình Công giáo sẽ chính thức phát sóng đầu tiên. Thánh lễ truyền hình vào ngày Chủ nhật cũng sẽ được phát sóng trên đài truyền hình cho toàn lãnh thổ Togo. Về lĩnh vực báo chí, tại mỗi giáo phận đều có tờ báo Công giáo riêng phát hành định kỳ hằng tháng hoặc hàng tuần. Các ấn phẩm Công giáo, đều được  tự do phát hành trên các nhà sách Công giáo, thậm chí được bán ra những quốc gia lân cận như Bénin, Burkina Faso Ga- bon. Các linh mục, giám  mục  đưọc  tự do viết sách, phát hành băng cassette, dĩa CD mà không phải xin phép Bộ văn hoá hoặc Bộ thông tin.
Vào ngày thứ Sáu tuần thánh các giáo xứ tổ chức đi đàng Thánh Giá ngoài đường hàng cây số, có cảnh sát đến để bảo vệ trật tự và an toàn lưu thông. Hoặc ngày lễ Chúa Kitô Vua, các giáo xứ tổ chức đi kiệu Mình Thánh Chúa ngoài đường, giáo dân tham rự rất tích cực. Họ hát, múa, đánh trống biểu lộ niềm tin vào tôn giáo mình.
Việc phong chức giám mục hoặc linh mục không phải xin phép chính phủ. Năm 2008 khi tòa thánh chính thức công bố sẽ phong chức Giám mục cho một Linh mục giáo phận Kara, thiì ngay sau đó, Đức Sứ Thần Toà Thánh, Michael Blum, SVD, đã tổ chức nghi thức công bố sắc chỉ của toà thánh cho  toàn  thể  giáo  dân,  trước  ngày  chính  thức phong chức 3 tháng. Đến ngày phong chức Giám mục tại nhà thờ chính toà giáo phận Kara, ngoài sự tham dự của giới giáo dân và và giáo sĩ, còn có sự tham dự của rất nhiều đoàn ngoại giao, đại sứ quán của các nước, các tổ chức quốc tế đang làm việc tại Togo.  Đặc biệt sự tham dự của tổng thống nước Togo và đoàn tùy tùng.
Điều này nói lên mối quan hệ giữ giới Công giáo chính phủ rất tốt đẹp. Hằng năm, tổng thống nước Togo đều xin các linh mục, giám mục, giới tu làm lễ cầu nguyện cho đất nước Togo được bình an và phát triển (giống như bên VN chúng ta cầu nguyện cho Quốc Thái Dân An).
Một cách tổng quát, người dân Togo được hoàn toàn tự do biểu lộ niềm tin của mình qua việc thực hành tôn giáo của mình. Ai muốn theo đạo nào cũng được. Được tự do cầu nguyện, diễn hành, rước xách ngoài đường phố, tự do dạy giáo lý,  chiêu  mộ  tín đồ,  đào  tạo  giáo sĩ, xây dựng nhà thờ mà không phải  xin  phép. Các ngày lễ Công giáo trở thành ngày lễ của quốc gia. Nhân viên chính phủ và học sinh được nghỉ, như: Lễ Phục Sinh, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Lễ Các Thánh, Lễ Giáng Sinh …
Đất nước Togo là một đất nước có tôn giáo, tin vào Thiên Chúa, tin vào Thượng Đế.  Thật hoàn toàn khác với một vài quốc gia không tin vào Thượng Đế, không tin vào Thiên Chúa. Ngày lễ Giáng Sinh mà các học sinh, sinh viên còn phải cắp xách đến trường để thi học kỳ!!! Thử hỏi, một đất nước mà không có niềm tin, không tin vào Thượng Đế, đất nước đó sẽ đi về đâu?
Tóm lại, đất nước Togo là đất nước của niềm tin hay nói khác đi chủ nghĩa vô thần không đất sống tại Togo.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét