JB. Đình
Tuấn SVD
Thời niên thiếu tụi nhỏ chúng tôi rất thích ăn trộm vặt. Nhà nào có cây ổi, cây mít hay một loại cây ăn trái nào thì luôn phải canh chừng tụi nhỏ chúng tôi.
Tôi
cũng chẳng hiểu tại sao tụi nhỏ chúng tôi lại có tật xấu như vậy.
Hễ
nhà ai có cây nào đến mùa trái chín là tụi nhỏ chúng tôi “bày mưu tính kế” ăn
trộm. Nhiều khi chiến tích thu về chỉ là vài quả ổi, quả dưa hay một cây mía
thế nhưng chúng tôi cho đó là một chiến công. Còn khi nào bị chủ phát hiện rượt
đuổi thì chúng tôi xem như là thất bại cần rút kinh nghiệm.
Nói
rằng vì thiếu thốn nên đi ăn trộm như người đời thường nói: “Bần cùng sinh đạo
tặc” thì chưa hẳn, vì nhà chúng tôi cũng có những thứ đó.
Và
giá phải trả cho những lần bị phát hiện không nhỏ. Mỗi lần bố mẹ chúng tôi biết
chuyện là chúng tôi bị đánh nhừ đòn. Vậy mà chứng nào tật nấy, cứ nguôi chuyện
cũ thì lại bắt đầu kiếm chuyện mới.
Chúng
tôi xem những chuyện đó như là cách thể hiện tài nghệ của mình hơn là vì thèm
khát. Khi lấy được của ai thứ gì là chúng tôi đã thành công được một phen. Khi
mưu kế không bị bại lộ là lúc chúng tôi khuất phục được đối phương.
Chuyện
xảy ra với tôi trong một lần uống rượu trộm của mẹ. Mẹ tôi ngày ấy thường nấu
rượu và cất trong nhà. Một ngày nọ nhân lúc mẹ tôi đang tiếp chuyện với bác
hàng xóm, tôi đã lẻn vào nhà để nếm rượu để thỏa tính tò mò.
Vì
khi nhỏ tôi thấy người lớn uống rượu rất chi ngon lành và say sưa nên muốn thử
cho biết. Không may cho tôi, bình rượu hôm đó quá đầy mà tay tôi lại yếu, khi
bê lên để dốc vào miệng tôi đã lỡ tay để rượu ập vào đầy miệng, tràn ra mặt và
chảy xuống ướt người.
Tôi
bị sặc rượu nên ho dữ dội. Tôi loạng choạng như con gà rù, mặt đỏ bừng, đầu
nặng – chân nhẹ, người nồng nặc mùi rượu lảo đảo bước ra ngoài. Thế là “cháy
nhà mới ra mặt chuột!”
Mẹ
tôi hoảng hốt chạy tới định cho tôi một trận đòn nhưng vì thấy tôi quá say nên
thương tình không đánh mà mang vào giã rượu và tôi đã thiếp vào giấc ngủ lúc
nào không biết. Ngày hôm sau khi tỉnh hẳn, tôi đã bị mẹ cho một trận đòn nhừ
tử. Từ đó tôi không còn dám ăn trộm nữa.
Kinh
nghiệm cuộc đời chợt về trong tôi khi suy nghĩ về đời sống tiết độ trong giây
phút hiện tại.
Tôi
không có ý so sánh những gì mình làm khi còn niên thiếu với đời sống hiện tại,
nhưng trong vô thức, một cách nào đó con người cũng muốn thể hiện cái tôi của
mình qua những ham muốn, tính chiếm đoạt và sự khẳng định mình.
Một
khi những lối suy nghĩ và hành động của mình thiếu tiết chế nó sẽ trở nên vô
độ, đồng thời thể hiện mình là một người thiếu sự trưởng thành. Một người
trưởng thành là người biết sống tiết độ.
Sống
tiết độ là biết quân bình, chừng mực trong lối suy nghĩ, quyết định và hành
động. Người sống tiết độ là người biết kiềm hãm những ham muốn, đòi hỏi của
thân xác để theo đuổi một lý tưởng cao đẹp.
Không
ai có thể đạt tới thành công trong đường đời mà không tập sống tiết độ. Tiết độ
bao trùm trong mọi tương quan: với bản thân, với tha nhân và với Thiên Chúa.
Đối
với tôi, cái khó nhất đó lá rèn luyện đức tiết độ trong chính bản thân mình.
Nhu cầu bản năng: tham, sân, si dường như luôn ngự trị và nó kéo tôi vào việc
thỏa mãn những khát vọng. Nó luôn chờ chực tìm kiếm cơ hội để thuyết phục tôi
thỏa mãn những nhu cầu bản năng.
Có
những lúc tôi đã thắng được, nhưng cũng có lúc tôi đã chịu thua.
Người
đi tu là người trước hết tìm cho mình cách thế để sửa đổi chính mình. Nhưng
nhìn lại một quãng ngày dài sống trong nhà tu tôi đã sửa được gì? Kết quả đạt
được có lẽ quá khiêm tốn!
Có
người cho rằng con người thơi nay thân xác và trí óc thì to ra, nhưng trái tim,
cảm xúc thì dần dần nhỏ lại, tôi thấy có phần đúng với bản thân tôi. Tôi đang
nuông chiều thân xác, lo lắng chăm chút hình thức bên ngoài mà bỏ quên đi cái
cốt lõi của cuộc đời con người, đó là phần hồn.
Tôi
lo “đánh bóng thương hiệu” bề ngoài mà quên đánh bóng con tim, đánh bóng tâm
hồn. Tôi đang quá chau chuốt và chiều chuộng thân xác mà quên đi rằng: Thần khí
mới làm cho sống.
Cuộc
sống ngày nay đứng trước nhiều thách đố khi điều kiện vật chất nâng cao, của ăn
thức uống dồi dào, công nghệ kỹ thuật không ngừng phát triển. Tuy nhiên, cái
khôn ngoan của thế gian lại là cái điên dại đối với Thiên Chúa, điều này rất
đúng.
Giới
trẻ ngày nay một phần không nhỏ đang chết dần chết mòn vì ăn nhậu quá độ, lạm
dụng chất kích thích, phim ảnh xấu, internet, thỏa mãn dục vọng quá trớn, bạo
lực, súng đạn, và có phần xao lãng đời sống đức tin…
Đó
một phần là do hậu quả của nền văn minh của con người. Tôi đang sống trong môi
trường đó và tự nhận thấy mình cũng đang có xu hướng làm nô lệ cho “nền văn
minh sự chết” này.
Sống
tiết độ trong thời đại này không phải là dễ. Người cao niên có thể lên án thế
hệ trẻ thiếu tự chủ, sống vô độ và thiếu tinh thần vượt khó, điều đó có phần đúng.
Tuy
nhiên, ai dám chắc rằng đặt người cao niên vào hoàn cảnh hiện nay họ sẽ tốt hơn
giới trẻ? Liệu họ có đủ “chất đề kháng” để đối diện với những thách đố của thời
đại mới này không?
Phần tôi, tôi nhận
thấy mình sống tiết độ chưa tốt. Và tôi dám khẳng định rằng, nếu chỉ cậy vào
sức riêng mình thì tôi sẽ không thể vượt qua được những cám dỗ trong thời đại
này. Tôi chỉ dám tin rằng, Thiên Chúa là Đấng thông suốt sẽ chỉ vẽ cho tôi biết
cách đi đúng đường trong một cuộc đời quá nhiều lối rẽ.
◊
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét