ThầyGácổngSVD
Xin
mượn lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tiêu đề cho bài viết này.
Bởi đặc trưng công việc vốn dĩ như thế, cứ nhàn nhạt, đơn điệu làm cho bụng mau
đói và dễ trở thành khó tính. Đó là tâm sự thật của tôi khi nói lên cảm nhận thật
của mình trong vai trò một người gác cổng tại Học viện.
Thật kỳ
khôi khi có người gọi tôi là thầy quản, nó vừa không chính danh lại vừa giống với
tên gọi của mấy ông thái giám trong phim
tàu. Ngại chết đi được. Tôi thật dị ứng với cái tên ấy, nhưng nghe riết thành
quen.
Đành chấp nhận nó như một tất yếu trong thừa
nhận một cách vô thức. Ai gọi thầy quản cũng ừ. Nhưng dẫu sao thực chất tôi vẫn
là người giữ cổng đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Quả thực, vốn lúc đầu tôi không phải là người
được chọn để làm công việc này. Bài sai của tôi là đi ra giáo xứ. Thế nhưng do
có những thay đổi trong cuộc đời nên tôi lại có duyên với công việc mà lẽ ra phải
để cho một người lanh chai hơn.
Tuy nhiên khi nhận công việc này tôi cũng
đã làm trọn vai trò như mọi người đã thấy, dẫu biết rằng có không ít kẻ không
hài lòng với tôi. Nhưng đời là vậy. Làm sao tôi có thể làm hài lòng hết mọi người
được bởi công việc gác cổng cũng lắm nhiêu khê?
Thông thường người gác cổng thì được gặp
nhiều người, đủ mọi cấp bậc, tuổi tác, giới tính… Nó đòi hỏi người gác cổng phải
có gương mặt tươi tỉnh với nụ cười thường trực. Nhưng oái oăm thay, với tôi khả
năng cười là thật hiếm hoi. Bởi trời sinh tôi ra vốn như thế. Ít cười và nếu cười
thì trông thật vô duyên.
Một nụ cười gượng trên gương mặt sầu buồn sẻ
gây phản cảm cho người đối diện. Hàm
răng chưa vô hợp tác cũng làm tôi rất ngại cười với bất cứ ai. Tôi sợ các tín đồ
của chủ nghĩa duy mĩ sẽ cảm thấy bị tổn thương khi cái đẹp bị xúc phạm.
Nói tóm lại tôi không có các tiêu chí của một
người gác cổng. Nên tôi thấy công việc này không thích hợp và không có nhiều
ích lợi cho một kẻ đi thực tập năm như tôi. Bởi ở đây tôi cũng chẳng học được
kinh nghiệm mục vụ gì cả.
Cuộc sống đơn điệu với các mẫu câu quen thuộc:
xin lỗi, anh (chị, cô, bác, ông, bà, cha, thầy, soeur…) gặp ai? Mời vào, mời uống
nước, xin đợi cho một tý … chỉ có vỏn vẹn như vậy và được lặp đi lặp lài suốt một
năm khiến đôi khi tôi cảm thấy uể oải.
Cũng có khi khách là một thiếu nữ, bâng
khuâng nhấn chuông và tôi, lan man mở cổng.
Những lúc như thế tôi thấy “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao” nhưng
niềm vui chỉ trong chốc lát “rồi để gió cuốn đi”.
Cuộc sống lại cứ thế đều đặn trôi, tôi lại
cứ thế chìm vào thường nhật. Đôi khi có những ý tưởng về một ngày ra đi làm việc,
phải đối diện với nhiều thử thách, cam go làm dấy lên trong tôi những hoang
mang khó tả. Lại tìm sự an ủi từ những trang sách và khói thuốc, cà phê. Chỉ có
những trang sách là mang lai cho tôi niềm vui thực sự.
Tôi hay ra ngồi bên tượng Thánh Giuse vói
cuốn sách và ly cà phê thật ít đường. Hương vị cà phê, hơi cay của khói thuốc
và trang sách lắng lại trong tôi dư vị ngọt ngào của niềm vui cuộc sống.
Nhưng một người
hành khất đã phá vở không gian riêng tư của tôi bằng những cú nhấn chuông thảng
thốt đến nao lòng… Để rồi khi tôi ngập ngừng chào hỏi và cho họ một vaì gói mì
thì tôi mới chợt nhận ra ly cà phê không đường của cuộc sống, và cảm nhận thấm
thía vị đắng ly cà phê đời mình.
<
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét