22 thg 2, 2012

Mục vụ


trẻ em khuyết tật và mồ côi


Ant. Nguyễn Văn Tôn, SVD
Cuộc sống ai cũng hướng tới cái đẹp và hoàn thiện. Khi chào đời chẳng ai muốn mình bị khiếm khuyết hay thua thiệt với người khác. Thế nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Có những sự sống tuy không được hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại, và quyền con người vẫn yêu và được yêu, vẫn được tự do.
Đến với trung tâm Trẻ em khuyết tật và mô côi Thị Nghè, tôi không giống như những hội từ thiện hay các tập đoàn hộ trở khác… Họ đến với các em bằng vật chất lẫn tinh thần nhằm xoa dịu nổi đau thương và bất hạnh của các em. Còn tôi, tôi đến với các em chỉ bằng con tim và tình thương, bằng sự chia sẻ và đồng cảm với các em.

Những ngày đầu đến với các em,  tôi được soeur Kim Yến (người phụ trách) dẫn đi tham quan từng khu vực của các em ở và sinh hoạt. Như tôi được biết, trung tâm được thành lập từ năm 1876, do các soeur Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn tiếp quản. Nhưng sau 1975 trung tâm bị nhà nước thu hồi và quản lý. Vì thế, từ sau 1975 cho tới nay, các soeur chỉ là những nhân viên phục vụ các em như những công chức khác mà thôi.
Hiện nay, trung tâm có khoảng 400 em ở các độ tuổi khác nhau và được chia thành 3 khu vực chính. Phần đa các em bị bại liệt hoàn toàn phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt của các em phải có sự trỡ giúp của các chị nhân viên. Chỉ có một số nhỏ các em đi lại được bằng đôi chân khập khiểng và hai tay đung đưa của mình. Các em có thể tự làm những việc cá nhân nhưng thật vất vả mới làm xong.
Nhìn vào cuộc sống, sinh hoạt cùng với sự gặp gỡ các em, tôi rất cảm động, có một điều gì đó rất thầm kín từ cõi lòng của các em mà không thốt nên lời, nhưng tôi cảm được các em đã nói lên được nổi khát khao tình thương của con người. Các em cũng cần đến tình yêu thương của gia đình, của xã hội, muốn được gần gũi và chia sẻ của bao con người khác, để các em tăng thêm nghị lực và tinh thần mà sống.
Các em tuy tàn tật nhưng vẫn sống tươi cười, sống vui tươi và lạc quan. Chính lạc quan đó đã làm cho bao người phải xúc động đến rơi nước mắt.
Có thể nói, Trung tâm trẻ em khuyết tật và mồ côi Thị Nghè khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Thường xuyên có các hội tự thiện trong nước và nước ngoài thăm viếng, ngoài ra còn có các đoàn thể, các sinh viên và cá nhân đến chia sẻ và sinh hoạt cùng phát quà cho các em.
Trung tâm do nhà nước quản lý và điều hành, nhưng được cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho mọi sinh hoạt của các em khá hiện đại và phong phú. Chế độ dinh dưỡng cũng khá đầy đủ và tốt. Các nhân viên phục vụ ở đây đa phần là người công giáo và các soeur Dòng Thánh Phaolô Sài gòn.
Các soeur vừa là bác sĩ, y tá vừa là như người mẹ tinh thần của các em. Có trở nên như người mẹ, các soeur mới tận tụy quan tâm chăm sóc các em như thế. Các soeur đã nhớ hết tên gọi của từng em, và biết hết cá tính và bệnh tật của mỗi em. Em nào ăn gì, uống gì hay như thế nào các soeur và nhân viên đều biết rõ.
Hình ảnh của các soeur như in đậm vào trong tâm trí của các em. Tuy không nói được hay một số em chỉ nói ấm ứ vài câu, nhưng qua ánh mắt của các em đã thốt lến được tất cả lòng quý mến đến các sơ.
Qua cảm nghiệm về người khuyết tật tôi mới nhận ra rằng, sự sống của tôi tuy không bị khuyết tật như các em, nhưng tâm hồn tôi cũng có thể bị khuyết tật mà tôi không biết. Chính lúc tôi sống ích kỷ hay thơ ơ trước những đau khổ của anh em, vô cảm trước những người bất hạnh, trước những biến cố và bi đát cuộc đời, là lúc tâm hồn tôi bị khuyết tật.
Vì thế, một người bị khuyết tật vẫn không đáng thương cho bằng người có tâm hồn khuyết tật. Xã hội này vẫn tồn tại, và bao tâm hồn vẫn còn bị bào mòn, vẫn bị suy hóa trước những nghịch cảnh của cuộc đời.

Đăng lại có sửa chữa.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét