6 thg 3, 2012

Lời Cha Tổng quyền Tháng 3


Lời ngõ

Anh em Ngôi Lời Việt Nam thân mến,
Thân gởi đến anh em Lời Cha Tổng Quyền tháng Ba, 2012. Đây là một bài chia sẻ thú vị, vì qua đây cha Tổng Quyền phát họa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về toàn bộ tình hình hoạt động truyền giáo và nhân sự của Hội dòng khắp nơi trên thế giới, thông qua bốn vùng.

Rõ ràng qua kết quả của các cuộc tổng kinh lý trong toàn bộ Hội dòng, ngài đề cao đặc tính quốc tế và liên văn hoá trong đời sống cộng đoàn SVD, đó là những đặc tính làm nên chất SVD của Hội dòng. Nhớ lại trong lá thư hướng dẫn cho các anh em chuẩn bị xin bài sai đầu tiên, ngài cũng có viết “tỉnh dòng Việt Nam cần phải khẩn trương quốc tế hoá..”

SVD đến nay đã hiện điện ở Việt Nam cũng đã 13 năm, cộng đoàn quốc tế và liên văn hoá vẫn là mục tiêu nhắm tới của tỉnh dòng. Chúng ta đã ‘vào sân chơi quốc tế’ thiết tưởng chúng ta cũng phải nâng tầm nhìn và suy tư của mình ở tầm vóc tương xứng đó.
Quang Phan SVD.

 
LỜI CHA TỔNG QUYỀN THÁNG BA – 2012

SVD CÓ GÌ MỚI MẺ?

SVD có gì mới mẻ? Đó là câu hỏi mà anh em thường hỏi khi tôi đi thăm viếng các tỉnh và miền dòng. Vậy, SVD có gì mới mẻ? Theo kết quả từ các cuộc tổng kinh lý vừa qua, một “kỷ nguyên mới” cho vùng AFRAM, “diện mạo” mới cho Âu châu, những “thách thức mới” cho PANAM, và một “chương sách” mới cho vùng ASPAC. Như tất cả anh em điều biết, theo thói quen của tổng quyền kể từ mười hai năm qua (mỗi sáu năm một lần) là viết thư gởi đến tất cả anh em sau mỗi cuộc tổng kinh lý đến các tỉnh, miền, và cơ sở của vùng. Các lá thư gởi đến các vùng đợt này nhấn mạnh các điểm trên. Cho phép tôi được chia sẻ những điểm chính của các lá thư trên.

AFRAM: Một “Kỷ Nguyên” mới của sự hiện diện SVD

Các cuộc kinh lý vùng này ghi nhận một “Kỷ Nguyên” mới của sự hiện diện SVD trong AFRAM, một kỷ nguyên được đánh dấu bằng “sự tiến tới của thời đại” và “ngày càng tự tin” của các cộng đoàn và phục vụ truyền giáo trong vùng. Có nhiều dấu chỉ của “kỷ nguyên” mới này. Trước hết là sự tiếp tục tăng trưởng về con số hội viên trong và từ vùng này. Năm 2006 chúng ta có tất cả 498 anh em bài sai đến AFRAM; năm 2012 thì con số lên đến 541. Tương tự, năm 2006, chúng ta có cả thảy 295 anh em có gốc sanh trong AFRAM, nhưng năm 2012 thì con số đặt tới 381.

Thứ đến, chính nhờ sự tăng trưởng con số thành viên trong vùng, chúng ta đã có khả năng đảm nhận những bước đi mới. Ở Nam Phi, ngoài giáo phận Tzaneen (2003), chúng ta đã mở rộng đến ba giáo phận khác – Polokwane (còn gọi là St. Pietersberg, 2007), Johannesburg (nơi chúng ta đảm trách hành chánh của trung tâm Lumko, 2001/2009), và Kokstad, 2011. In Chad, (2004) chúng ta nhận giáo xứ thứ hai ở Boro trong cùng địa phận Gore, và từ ban đầu với con số bốn người, chúng ta nay có bảy anh em trong sứ vụ này. Năm 2008, Zimbabwe tách ra khỏi Tỉnh dòng BOT và trở thành cơ sở truyền giáo độc lập. Từ đó, chúng ta mở mang tới thành phố thủ đô Harare (2011) và đã nhận thêm một giáo xứ mới ở Bulawayo (2010). Cùng năm, miền Togo-Benin trở thành tỉnh dòng. Sứ mạng mới nhất của chúng ta trong vùng là giáo phận Yei, nằm trong quốc gia non trẻ nhất của thế giới, Nam Sudan. Nhóm tiên phong sẽ đến đó vào tháng Tư năm nay.

ÂU CHÂU: “Diện Mạo” mới của SVD

Các cuộc kinh lý nhấn mạnh sự xuất hiện của một “diện mạo” mới của SVD ở Âu châu. Chúng ta có thể hiểu sự diễn tả này theo ba nghĩa. Trước hết, đó không còn là một khôn mặt nhìn ra thế giới bên ngoài kia, nhưng mà nhìn vào chính Âu châu. Sự nhận thức mới về sứ vụ theo như Roscommon Consensus năm 1990 báo hiệu đã bén rễ vào các tỉnh và miền dòng. Anh em đã trở nên ngày một ý thức hơn sứ vụ không chỉ ở bên ngoài Âu châu mà còn ngay trong chính Âu châu, và đang có một nhu cầu cấp bách đáp lại tình trạng truyền giáo ở vùng này. “Dự án Âu châu” đủ làm sáng tỏ điều này.

Thứ đến, diện mạo của những người chúng ta làm việc với cũng đã thay đổi. Có nghĩa là, chính khuôn mặt Âu châu cũng đã thay đổi. Có nhiều cách để mô tả diện mạo mới này của Âu châu – thế tục hoá, đa văn hoá, đa nguyên, hậu hiện đại, hậu Kitô giáo. Cả hai điều, tình hình thay đổi ở Âu châu và sự nhận thức mới về sự vụ ở Âu châu đòi hỏi những cách thức mới để thi hành sứ vụ ở lục địa này. Cần phải đi vào đối thoại ngôn sứ với những nhóm người khác nhau, đặc biết là với những ai có liên quan hoặc bị ảnh hưởng do bởi những thay đổi của toàn cầu hoá, thế tục hoá và di dân.

Thứ ba, diện mạo của các anh em hợp thành các tỉnh/miền dòng đang truyền giáo ở Âu châu cũng đã thay đổi. Không còn chỉ duy có người Âu châu, nhưng đã có người Á châu, Phi châu, Mỹ Latin. Trong vài năm qua, các tỉnh và miền dòng Âu châu đã trở nên ngày một quốc tế và liên văn hoá hơn qua sự hiện diện của nhiều nhà truyền giáo đến từ bên ngoài, đặc biệt là từ vùng được gọi là  “nam địa cầu”. Những “nhà truyền giáo mới” này cùng với ơn gọi địa phương mà hy vọng sẽ chiêu mộ được và với cộng sự giáo dân sẽ không thể thiếu vắng được cho tương lai hiện diện truyền giáo của chúng ta ở Âu châu.

PANAM: Những “Thách Đố Mới” cho Sứ Vụ SVD

Các cuộc tổng kinh lý nhấn mạnh đến những “thách đố mới” cho sứ vụ SVD ở trong vùng này. Sự hiện diện ban đầu của chúng ta trong vùng chủ yếu là hổ trợ mục vụ cho các di dân Âu châu, các giáo xứ ngoại ô, trường học, và mục vụ báo chí, và sứ vụ giữa những dân chúng bản địa và người Mỹ gốc Phi châu. Các cơ sở truyền giáo lớn được xây dựng theo kiểu Âu châu, nhắm vào đào tạo giới trẻ, phần lớn là từ các khu vực người di dân. Một trong những mục tiêu là chuẩn bị những người trẻ này cho sứ vụ ‘đến với dân ngoại’ (ad gentes).

Ngược lại, chúng ta dường như nhìn thấy những thách đố mới cho sứ vụ của SVD ở PANAM – hoàn cảnh mới về sự bất bình đẳng xã hội do hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, đô thị hoá bành trướng và gia tăng di dân, mang lại kết quả là làn sóng di dân mới (không chỉ là từ Âu châu, mà còn từ Á châu, Phi châu và Mỹ Latin); sự hiện diện của các văn hoá khác, đặc biệt là của các nhóm dân bản địa và người Mỹ gốc Phi châu; sự hiện diện của các cộng đoàn Kitô hữu, các tôn giáo khác nhau, và những người tìm kiếm các giá trị thiêng liêng, đặc biệt là giới trẻ.

Các tỉnh và miền dòng trong vùng của chúng ta đáp lại những thách đố này bằng cách – trong nhiều cách khác nhau – phát triển hình thức truyền giáo của giáo xứ, cũng cố chiều kích linh hoạt truyền giáo trong các viện giáo dục, cổ võ các chiều kích đặc thù SVD trong phục vụ truyền giáo của chúng ta, chia sẻ sứ vụ của chúng ta với giáo dân. Đồng thời, cũng cần có nổ lực phát triển linh đạo cá nhân cũng như của cộng đoàn mà đã được nhập thể vào thực tại mới, làm cho sắc bén đặc tính truyền giáo trong đào tạo ban đầu cũng như trường kỳ, cổ võ các cộng đoàn liên văn hoá. Gần đây, chương trình đào tạo chung đã được khởi động cho các tiểu vùng Southern và Andean, nhà tập chung ở Paraquay (Asuncion), và học viện thần học quốc tế ở ARS (Cordoba), và viện thần học chung ở CHI (Santiago).

ASPAC: Một “Chương Sách” Mới Trong Sứ Vụ.

Các cuộc kinh lý ghi nhận một “chương sách” mới trong sứ vụ của vùng. Chúng ta quan sát thấy rằng, một chương sách lịch sử của chúng ta đang khép lại và một chương sách mới đang mở ra ở nhiều nơi quan trọng trong vùng này của chúng ta. Một số tỉnh dòng và miền dòng đã mừng kỷ niệm bách chu niên của sự hiện diện SVD (SIN 1979, PNG 1996, JPN 2007, Philippines, 2009, Indonesia 2013).

Chúng ta có thể nhìn lại với sự tự hào và biết ơn rằng một số nơi này như Philippines, PNG, Ende và Timor, sứ vụ của chúng ta đã là một thành công. – giáo hội địa phương đã được thành lập và giáo sỹ địa phương cũng đã hoặc đang trong quá trình được bàn giao. Các tỉnh dòng ở Indonesia đã bắt đầu đưa nguồn lực vào một số đảo trong nước, nơi mà giáo hội địa phương chưa được thiết lập vững chắc, ở Philippines và PGN chúng ta tiếp tục đi vào những vùng khó khăn hơn. Mặc dù sứ vụ của chúng ta ở India khá mới mẻ (1932), một số nơi truyền thống là sứ vụ của chúng ta cũng đang được chuyển giao cho giáo sỹ địa phương, và chúng ta bắt đầu đi vào những lãnh vực mới. Quả vậy, tình hình truyền giáo mới có thể được nhận dạng trong khắp vùng – làm việc với các nhóm dân bản địa ở Úc, với người di dân ở  Hàn Quốc và Nhật Bản, thành lập nhà mới ở Macau, SIN (2007),  sáng kiến mới ở Thailand, Vietnam nâng lên tỉnh dòng (2008) và đi vào làm việc ở khu vực các dân tộc thiểu số trong tỉnh dòng mới này, lập ra miền dòng mới nhất trong Hội dòng là TLS (Timor Leste 2011).

Còn nữa, chương sách mới này trong sứ vụ cũng được đánh dấu bằng sự thật là ASPAC đã mang lấy gánh nặng truyền giáo khắp nơi trên thế giới. Một khu vực trước đây được coi là ‘mục tiêu’ của truyền giáo giờ đây đã trở thành nguồn lực chính cung cấp các nhà truyền giáo. Hơn hai phần ba các anh em nhận bài sai đầu tiên trong Hội dòng trong những năm gần đây là từ vùng ASPAC. Trong số này 53% nhận bài sai ra khỏi quê hương của mình. Cho đến hôm nay, 1000 anh em của ASPAC đang làm việc và học hành ngoài quê hương của mình.

Anh em thân mến, chúng ta hãy dành một vài phút giây để tạ ơn Chúa về những điều “mới mẻ” này đang xảy ra trong Hội dòng của chúng ta, đó là những thể hiện của nhiều phúc lành Chúa xuống trên chúng ta.

Trong tình huynh đệ Ngôi Lời.
Antonio M. Pernia, SVD
Tổng Quyền.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét