28 thg 11, 2011

Tháng 11 nhớ về cố nhân

Quang Phan SVD
Mỗi lần tháng 11 về, kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, tôi không thể không nhớ đến một nhân vật ít nhiều có liên quan đến mình. Đó là đức hồng y George Pell, tổng giám mục giáo phận Sydney.
Thật ra giữa tôi và ngài không có sự quen biết cá nhân, ngoài việc ngài là người đặt tay phong chức linh mục cho tôi. Trước khi tôi chịu chức phó tế, ngài đã vui vẻ nhận lời phong chức linh mục và mau mắn ghi vào nhật ký của mình. Lúc đó ngài còn chưa biết tôi là ai, chỉ biết là thành viên của SVD. Vị hồng y tiền nhiệm Edward Clancy ít khi nhận lời phong chức linh mục cho tu sỹ dòng, nhưng ‘nhường’ lại cho vị giám mục phụ tá.
Đức hồng y George Pell thật ra là một nhân vật gây nhiều tranh cải trong giới lãnh đạo chính trị cũng như giáo hội Úc vì ngài thường công khai nói ra điều mình tin trên truyền thông báo chí. Ngài là nhân vật mà người ta thường nói bạn hoặc thương hoặc ghét. You either love him or hate him. Trắng đen phân biệt rõ ràng. Không nhập nhằng. Ngài thường có những phát ngôn gây khó chịu và tranh cải trong một xã hội rất là thế tục hoá như Úc, và những giá trị tôn giáo thường được xem là cá nhân, không nên nói ở nơi công chúng. Các chính trị gia Úc không bao giờ nói câu “God bless you” như các chính trị gia người Mỹ. Có một lần ngài ra chỉ thị là phụ nữ (thường là các soeurs) không được làm linh hướng cho các chủng sinh, dù các soeurs đó là giáo sư trong đại chủng viện. Một chỉ thị làm cho nhiều người thấy khó hiểu và bực mình, nhất là các bà trong phong trào phụ nữ bình quyền, feminism. Một thầy phó tế SVD có lần giữa đêm khuya nhận một cú phone, đầu dây bên kia là đức tổng George Pell, ngài mắng cho một trận về tội giảng không đúng giáo lý….. Nghe đâu trong giáo phận có một nhóm người thuộc tu hội Opus Dei, một tu hội rất là bảo thủ, họ thường đi các giáo xứ nghe cha xứ giảng. Nếu thấy có gì đó không ổn trong bài giảng, họ sẽ báo cáo với giám mục! Không biết thầy phó tế đó có bị oan hay không, nhưng tôi đã từng chứng kiến vị phó tế SVD này giảng lễ trước mặt vị chủ tế là tổng giám mục Francis Little của giáo phận Melbourne về phụ nữ nên được làm linh mục! Đức tổng Francis Little ngồi nghe và chỉ mỉm cười.
Vì là người hay gây nhiều tranh cải khi phát biểu về những giá trị xã hội cũng như tôn giáo, và bị xem là bảo thủ, ngài trở thành nhân vật được giới truyền thông lưu ý. Truyền thông khi nào cũng muốn những tin tức giật gân từ miệng các lãnh đạo. Khi còn làm tổng giám mục giáo phận Melbourne, tên ngài hay được nhắc đến trên báo chí đến nổi khi ngài đổi về làm tổng giám mục của Sydney, báo chi Melbourne chạy tít ở trang đầu: “Melbourne becomes boring without George” (Không có George, Melbourne trở nên nhàm chán!)
Truyền thông khi nào cũng là con dao hai lưỡi. Nó có thể tâng một người lên tít trời xanh nhưng cũng có thể đưa người đó xuống tận cùng vực thẳm, giết chết danh dự của người. Đó là trừơng hợp của đức hồng y George Pell.
Số là trước lễ truyền chức linh mục của tôi tháng 11, cha xứ nơi tôi mục vụ trong thời gian làm phó tế, sắp xếp một bữa ăn trưa với đức tổng George Pell. Đó là thói quen các giám mục ở Úc vẫn làm trước ngày lễ truyền chức, để các ngài có cơ hội làm quen và biết thêm chi tiết cá nhân của ứng viên chịu chức. Trong suốt bữa ăn trưa, ngài có một phong thái rất lạ lạ. Ngài ăn uống cầm chừng, nói năng có vẻ lơ đảng không đâu vào đâu cả. Ngài thậm chí hầu như không nói gì với tôi dù ngồi bên cạnh ngài. Xác đó nhưng hồn ở đâu đâu. Cha xứ cũng lấy làm ngạc nhiên về hành vi khác thường của ngài. Mọi khi ngài rất hoạt bát và năng động.
Sáng sớm hôm sau, quả bomb truyền thông phát nổ. Tin gây sốc. Đức tổng giám mục George Pell bị một cựu chủng sinh tố cáo là ngài có hành vi lạm dụng tình dục trong một trại hè năm 1961, cách đó đã 40 năm. Khắp nơi trên nuớc Úc, báo chí và TV loan tin ở trang đầu. Quần chúng và truyền thông khi nào cũng thích tin giật gân. Thì ra ngài đã biết trước sự việc một ngày trước khi truyền thông loan tin, nên bữa ăn trưa hôm đó ngài không còn tâm trạng nào.
Theo qui ước do chính hội đồng giám mục Úc châu đề ra, đương sự bị tố cáo sẽ lập tức rời nhiệm trong quá trình điều tra. Dư luận lúc đó cho rằng ngài đang bị chết dưới chính lưỡi gươm của mình, bởi vì ngài là một trong những tác giả của qui ước đó.
Lúc đó ngày chịu chức linh mục của tôi cũng đã cận kề. Thiệp mời đã phát ra. Trong thiệp ghi giám mục chủ phong là đức tổng George Pell. Tôi lo lắng không biết xử lý sao, kiếm giám mục khác? Chờ? Cũng may là ngày 20/10/2002 một tháng hơn trước ngày lễ truyền chức linh mục của tôi, toà tuyên bố ngài vô tội. Bên cạnh việc toà không xác thực được chứng cớ gì, thì kẻ tố cáo ngài lại có một lý lịch cá nhân không mấy khả tín. Anh ta có hồ sơ tội phạm từng dính tới buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, tổ chức tội phạm… Dù trắng án, nhưng danh dự của một con người cũng đã bị tổn thương.
Tôi trở thành người đầu tiên được ngài đặt tay phong chức linh mục sau vụ án đó. Trong buổi lễ truyền chức linh mục, ngài hoàn toàn là một con người khác hẳn với  George Pell ở buổi ăn trưa ngày nào. Ngài vui vẻ hoạt bạt cuời đùa, thậm chí hài hước trong buổi lễ. Xưa nay, chưa ai thấy giám mục George Pell vui vẻ đến thế. Có lẽ vừa tháo được khỏi cổ cái ách nặng nề, nên ngài phấn chấn vui vẻ chăng.
Nhiều khi việc tố cáo một chức sắc có tiếng tăm trong giáo hội không phải do động cơ công lý, sự thật hay vì lợi ích của nạn nhân, mà là do lợi ích phe nhóm có chủ trương triệt hạ uy tín của giáo hội công giáo. Các phương tiện truyền thông đại chúng thì lo thoả mãn thị hiếu của công chúng, cho họ nghe điều họ muốn nghe, thấy điều họ muốn thấy, hơn là loan tin khách quan đúng sự thật. Những tin giật gân dù là bịa đặt khi nào cũng ăn khách và lôi cuốn dư luận công chúng, newsworthy là vậy. Những kẻ hoặc nhóm bất công tố cáo người vô tội, nếu nạn nhân là giáo sỹ, thường phủi tay không chịu trách nhiệm gì về hậu quả của việc mình làm khi giết chết danh dự của người khác.
Theo truyền thống, các vị tiền nhiệm tổng giám mục của Sydney đều là hồng y, nên trước đó ai cũng cho rằng, đức tổng George Pell thế nào cũng cầm chắc mũ đỏ hồng y trong tay. Sau biến cố bị tố cáo đó, dù được công bố là vô tội, công luận cho rằng chiếc mũ đỏ hồng y thế nào cũng tuột mất khỏi tay đức tổng George Pell. Đúng một năm sau, ngày 21/10/2003 tên ngài nằm trong danh sách ứng viên hồng y, thời đức giáo hoàng John Paul II.
Nhiều người cho rằng ngài có thế lực mạnh ở giáo triều Roma, từng là thành viên của bộ tín lý đức tin do đức hồng y Joseph Ratzinger cầm đầu, và là người thân cận với đương kim giáo hoàng Benedict 16th. Khi đức hồng y Joseph Ratzinger trở thành giáo hoàng, báo chí đưa tin người kế vị giữ ghế bộ trưởng bộ tín lý đức tin sẽ là đức hồng y George Pell, nhưng về sau bộ đó được giao cho đức tổng giám mục William Joseph Levada, người Mỹ.
Tôi nhớ nhìn trên màn hình TV khi tân giáo hoàng xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng ở cửa sổ Vatican, hồng y đoàn cùng bước ra bên cạnh tân giáo hoàng. Một nhân vật cao lớn dềnh dàng, trội hẳn trong nhóm hồng y, tôi chợt nhận ra đó là hồng y George Pell! Ngài có một chiều cao khá đặc biệt hơn 2m, dù đứng giữa những người tây phương. Thủa thanh niên, nghe nói ngài từng là cầu thủ bóng bầu dục.
Nhớ lại kỷ niệm ngày ‘con lom khom bước lên bàn thờ Chúa’, lang thang trên mạng, tôi tình cờ gặp lại cố nhân, đức hồng y George Pell, tổng giám mục giáo phận Sydney, người đặt tay trên đầu mình. Vậy là sau chín năm, không cần xin bài giảng mà mình cũng mò ra được bài giảng lễ truyền chức linh mục của mình nhờ cái xa lộ thông tin google. Anh em đọc cho vui, biết đâu nhặt thêm được vài ba chữ tiếng Anh cho chặt cái bị….túi khôn ngoại ngữ.


------------------oOo------------------

Ordination of Rev. Phan Quang Dinh SVD
Belmore
+ Cardinal George Pell, Archbishop of Sydney
30 Nov 2002

We are here to celebrate the ordination to the office of priest of the Rev Phan Quang Dinh of the Society of the Divine Word Missionaries. He is not simply taking on some new functions. He is not on a new job, which he can leave at any time he pleases. He is being ordained as a permanent member of an order; to an office which transforms and permeates forever his person and personality.
It has been a soul-searching period of over eight years of discernment for him to take this decisive step: being ordained into missionary priesthood. He looks up to our Lord Jesus as the model of priesthood. Jesus is a dynamic model, requiring creativity and a lifetime commitment to the service of God's Kingdom. He has come not to be served but to serve, not to be ordained for himself but for the service of God's people and the Church.
He prays that spirituality and prayer will have the number one priority in his life because this will be the source of his energy and inspiration. He will cherish an intimate union with the Lord who loves and calls him to priesthood.
His favourite biblical motto if "Your word is a lamp to my feet and a light to my path." (Ps 119:105). May the Word of God always be the guiding principle of his life and his missionary ministry.
In a world that is becoming self-centred, priesthood is both a counter-cultural invitation and a prophetic vision of God's kingdom being embodied and a lived out in our world.
This vocation to priesthood is meant only for people of strong faith, conviction and generosity. Priesthood takes him to the road of the cross, which is a narrow road. "How narrow is the gate that leads to life and how rough the road; few there are who find it." (Mt 7:14).
As a missionary to people of different cultures and nationalities, he will look to Jesus for guidance and inspiration. Our Lord adapted himself to the life of people from every walk of life; approachable to all, even to his enemies. As a missionary Quang will learn to follow in the footsteps of the missionary of missionaries.
He then addresses the candidate:
My son, you are now to be advanced to the order of the presbyterate. You must apply your energies to the duty of teaching in the name of Christ, the chief Teacher. Share with all mankind to word of God you have received with joy. Meditate on the law of God, believe what you read, teach what you believe, and put into practice what you teach.
Let the doctrine you teach be true nourishment for the people of God. Let the example of your life attract the followers of Christ, so that by word and action you may build up the house, which is God's Church.
In the same way you must carry out your mission of sanctifying in the power of Christ. Your ministry will perfect the spiritual sacrifice of the faithful by uniting it to Christ's sacrifice, the sacrifice which is offered sacramentally through your hands. Know what you are doing and imitate the mystery you celebrate. In the memorial of the Lord's death and resurrection, make every effort to die to sin and to walk in the new life of Christ.
When you baptize, you will bring men and women into the people of God. In the sacrament of penance, you will forgive sins in the name of Christ and the Church. With holy oil you will relieve and console the sick. You will celebrate the liturgy and offer thanks and praise to God throughout the day, praying only for the people of God but for the whole world. Remember that you are chosen from among God's people and appointed to act for them in relation of God. Do your part in the work of Christ the Priest with genuine joy and love, and attend to the concerns of Christ before your own.
Finally, conscious of sharing in the work of Christ, the Head and Shepherd of the Church, and united with the bishop and subject him, seek to bring the faithful together into a unified family and lead them affectively, through Christ and in the Holy Spirit, to God the Father. Always remember the example of the Good Shepherd who came not to be served but to serve, and to seek out and rescue those who were lost.
In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. Amen.
END.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét