12 thg 3, 2012

Vẻ đẹp của sự dối trá

Paul Hữu Thiện.svd

“Đừng nói trái sự thật …”
“Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."(Ga 3,21)
Với tựa đề “Đừng nói trái sự thật”, làm tôi nhớ lại mình có đọc qua một bài khá tâm đắc có tựa đề : “Vẻ đẹp của sự dối trá”. Quả thật trong cuộc sống, sự dối trá lại mang một vẻ đẹp tráng lệ và hấp dẫn con người.
Sự dối trá hấp dẫn đến nỗi cả người thêu dệt lên nó lẫn người lắng nghe, tiếp nhận đều bị hấp dẫn một cách say sưa. Vì con người thường có xu hướng chìm trong ảo tưởng, thích nghe những lời êm tai, thích nếm những thứ ngọt ngào. Và như thế, sự dối trá có những tố chất “gây nghiện” rất lớn.

Nhìn lại chính tôi, một con người được người đời cho là đang tìm kiếm và sống trong sự thật. Tôi không muôn đổ thừa cho một cơ chế giáo dục ở đất nước, nhưng tôi dám nói rằn: không biết từ khi nào, nói dối đã trở thành điều hiển nhiên với cuộc sống của tôi.
Không những thế, khi nghe những lời ngọt ngào từ người khác khi họ đánh gia tốt về mình và dù biết họ đang nói dối nhưng tôi vẫn thích nghe. Đến đây tôi nhớ một bài hát nào đó có câu “tôi xin người hãy cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng  yêu tôi”. Sự gian dối ngọt ngào và êm dịu, đưa con người cứ lâng lâng trong mê cung tráng lệ của ảo tưởng.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn nữa là sự dối trá ấy vẫn như là một điều dĩ nhiên khi tôi đã bước vào đời tu, một nơi được coi là “sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian”.
Có thể sự dối trá không giống nhau, nhưng khi bước vào đời tu đã phải học cách làm vừa lòng người khác, nhất là các bậc lão thành. Như vậy, hành trình tôi đi tìm Chúa, nhưng chưa đến đích thì chính tôi đã bị biến dạng.
Như Lời Chúa trên đã nói: “Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng”, nhưng dường như tôi rất ngại Ánh Sáng, vì ở đó sẽ lộ rõ tất cả con người của mình, một sự thật phũ phàng, một sự trần rụi đơn điệu. Ngay cả bản tự lượng giá về chính mình, tôi cũng rất ngại nói sự thật về mình. Tôi thường lướt qua những vấn đề nhạy cảm và lấy những yếu tố khác chèn vào để lấp đầy.
“…Phải biết xấu hổ vì sự thiếu học của con” (Hc 4,25)
Tôi cũng đã từng gặp nhiều người chia sẻ về cuộc sống bề bôn lo toan của họ, và cuối cùng họ kết luận một câu: “Đi tu như thầy là hạnh phúc nhất, vì sống một cuộc sống bình an thanh tịnh. Các thầy thì chỉ có học với đọc kinh thôi chư không phải lo lắng gì.”
Hôm nay tôi nhận được câu Kinh Thánh “phải biết xấu hổ vì sứ thiếu học của con”. Lâu nay tôi cứ tưởng mình đã và đang học rất nhiều, nhưng thực tế không như vậy. Đúng là tôi có đang học, và kết quả học tập cũng không quá tệ, nhưng dường như lâu nay tôi quá chú trọng đến kết quả điểm số đạt được sau mỗi kỳ thi mà ít quan tâm đến việc mình đã học được gì.
Tôi học vì sự sống còn, vì trách nhiệm hơn là vì sự yêu mến. Tôi chưa học được bao nhiêu sau những biến cố của cuộc sống, chưa học được bao nhiêu cách đón nhận sự thật trần trụi của cuộc sống. Đi tu nhưng tôi chưa dám học cách sửa mình. Tôi chưa đọc được những dấu chỉ sau mỗi biến cố của cuộc sống.
Tôi ở trong nhà Chúa nhưng Chúa lại không ở trong tôi. Hay nói cách khác rằng: dường như Chúa đã bị tống ra khỏi cuộc đời của tôi. Người ta thường nói rằng: “Lúc sa cơ cầu trời khấn phật, lúc huy hoàng đá đổ lư hương”. Câu này cũng có vẻ hợp với tôi.
Hôm nay tôi ý thức đời mình, và nghĩ rằng cuộc đời tôi cũng mang cái bị trên vai như thánh Đa Minh: Những việc mình làm sẽ là hậu quả để lại cho cái bị trên vai được nhẹ hơn hay càng chất nặng thêm nữa.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét