CHÚA NHẬT 28 TN C.
Deacon TiềnLê,SVD
Sự bạc
nghĩa vong ân của một người con đại bất hiếu, bội nghĩa vong ân
Đến bây giờ mỗi lần
nghĩ tới câu chuyện đó tôi vẫn còn giận. Anh ta là con độc
nhất trong gia đình. Cha mất sớm, một
mình mẹ anh ta phải tần tảo sớm hôm, phải hy sinh cả phần thân thể quan trọng
nhất để anh ta được lành lặn, được học hành thăng tiến. Nhưng khi thấy mẹ mình
không được lành lặn, anh ta mặc cảm xấu hổ và ra mặt coi thường mẹ, thậm chí
còn bỏ mặc mẹ khi đau ốm và không đưa tiễn mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng khi bà
tạ thế.
Chồng mất trong một vụ tại nạn. Bà mẹ ở vậy nuôi con. Bà dành tất cả tình
yêu cho đứa con trai độc nhất, vì đó là tình yêu và niềm hạnh phúc của bà. Một
ngày nọ đứa nhỏ đi chơi bắn chim với bạn bè, lúc đó nó còn rất nhỏ và đã xẩy ra
một tại nạn đáng tiếc. Người bạn của nó khi bắn chim đã sơ suất bắn vào mắt nó.
Nó nhập viện và một con mắt bị hư. Bà mẹ đau đớn nhìn con trong sự đau khổ, thất
vọng và một ý nghĩ lóe lên trong đầu bà, bà quyết định phải để con bà được lành
lặn. Bà nhường ánh sáng con mắt của bà cho con bà.
Từ đó bà chỉ còn lại một con mắt. Bà tiếp tục hy sinh thật nhiều cho hạnh
phúc và tương lai của con bà. Một ngày kia nó vào học lớp đầu cấp II, hôm đó có
việc cần bà đến lớp gặp nó. Khi bạn bè thấy mẹ nó vừa xấu xí vừa chột mắt, một
vài người bạn đã chọc giận và đùa cợt. Nó mặc cảm và giận mẹ nó lắm. Từ đó nó cấm
mẹ nó không được tới lớp nữa. Nhưng mẹ nó vẫn âm thầm tảo tần sớm tối để cho nó
có điều kiện học hành tốt nhất có thể. Sau tốt nghiệp đại học nó tu nghiệp tại
Úc, có việc làm ổn định, có người yêu xinh đẹp.
Vì nhớ nó quá bà dành dụm tiền
và mua vé sang tận nơi nó ở và làm việc để thăm nó. Bà không báo trước về chuyến
đi, vì muốn tạo cho nó một bất ngờ. Bà xuống phi trường bà bắt xe đến địa chỉ
nhà nó ở. Khi bà gõ cửa, nó mở ra và thấy bà nó liền kéo bà ra xa chỗ nhà nó ở
và thắc mắc: “Mẹ sang đây làm gì?” Rồi nó đi thuê phòng trọ cho bà ở. Vì nó
không muốn bà quấy rầy cho ngôi nhà nó và cô người yêu đang sinh sống. Sau chuyến
đi đầy thất vọng thăm đứa con bất hiếu, bất nghĩa, bà trở về Việt nam trong đau
khổ và tủi nhục. Bà khóc nhiều và bị mù con mắt còn lại. Biết tin mẹ bị mù, sống
cô đơn nhưng nó không một lần về thăm mẹ. Thế rồi bà ngã bệnh nặng và qua đời.
Trước khi chết bà nhờ người viết một bức thư do bà đọc. Bà nhờ người gửi điện
khẩn cho nó về để nhận của hồi môn, vì bà có một tái sản rất lớn. Nó hối hả mua
vé bay về cho kịp nhận tài sản trước khi mẹ nó qua đời. Nhưng khi nó về tới nơi
thì bà đã không còn nữa. Người ta bảo bà đã gửi lại cho nó một bí mật trong bức
thư đó. Nó háo hức vì nghĩ rằng nó sẽ sở hữu được một số tài sản lớn bà để lại.
Lá thư được bốc ra, nó đọc thấy những lời sau đây: “cả một đời mẹ đã hy sinh hạnh
phúc, thời gian, sức khỏe, danh dự và thân thể của mẹ để lo cho con được hạnh
phúc tròn đầy. Sở dĩ con có được ngày hôm nay, nhất là có được đôi mắt lành lặn
đó là chính là con mắt của mẹ. Hồi đó con còn rất nhỏ, sau khi bị nạn con mắt của
con không còn nguyên vẹn, mẹ đã xin bác sỹ lấy con mắt của mẹ để thế vào cho
con được sáng. Mẹ mong con một ngày nào đó hãy mở con mắt ra với lòng biết ơn với
sự hy sinh mà mẹ đã dành cho con”. Lương tri nó đã chai lỳ. Nó vẫn không mảy
may cảm kích. Nó giận mẹ nó vì không thấy tài sản vật chất nào cả. mẹ nó đã để
lại cho nó một tài sản vô giá. Đó là chính cuộc đời, tương lại sự lành lặn và
cơ nghiệp nó đang sở hữu. Liệu có khi nào nó ý thức với lòng biết ơn về giá trị
vô giá mà mẹ nó đã trao tặng cho nó không? Nó bỏ mặc, không đưa tiễn mẹ về nơi
an nghỉ cuối cùng. Sau khi người ta chôn cất bà xong, nó trở lại Úc.
Những kẻ vô ơn bị lên
án
Sống ở đời ai cũng ghét “những kẻ ăn cháo đá bát”. Khi nghe câu chuyện đó,
có lẽ là ai trong chúng ta cũng giận anh chàng bất hiếu kia lắm. Cũng thế, bài Tin
mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã hỏi tại sao 9 người còn lại, những kẻ đã được cứu
chữa, sao không đến cám ơn Ngài? Chẳng lẽ họ không được chữa lành, tức là họ
không được nhận ơn sao? Nhưng quả thực họ cũng vừa mới được chữa khỏi,bằng chứng
sờ sờ ra đấy: “Một người trong bọn, thấy
mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sắp
mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Người đó lại là người Samari” (Lc
17,15).
Con người ta thường mắc phải một thói xấu là khi gặp đau khổ hoạn nạn bệnh
tật thì nhờ vả, trông mong người khác ra tay giúp đỡ, nhưng khi mọi sự đã êm
xuôi tốt đẹp lại bội nghĩa vong ân. Chúng ta thấy Chúa Giêsu vừa ban cho họ một
ân huệ vô cùng lớn lao. Bệnh phong hủi, là một căn bệnh không chỉ đau đớn về thể
xác mà những người mắc căn bệnh qoái ác đó còn phải hứng chịu thêm một sự đau đớn
về tinh thần, vì họ bị loại ra khỏi cộng đồng xã hội. Họ bị coi là những kẻ ô uế,
bị xa lánh và bị nguyền rủa, vì dưới con mắt tôn giáo họ là những kẻ bị Thiên
Chúa trừng phạt vì có tội. Chúa Giêsu không chỉ chữa lành thể xác mà còn ban
cho họ quyền làm người, quyền được sống được tôn trọng phẩm giá làm người. Thế
nhưng trước ân huệ to lớn đó họ đã không một tâm tình, một thái độ biết ơn
Ngài. Đó là thái độ vô ơn một cách trơ trẽn và chua chát nhất mà chúng ta gặp
thấy trong Tin mừng. Thiết nghĩ không ai trong chúng ta đồng thuận với thái độ
mất nhân bản của 9 người kia. Thế nhưng, trong thực tế, liệu chúng ta lúc nào
cũng nhả nhặn biết ơn mỗi khi nhận một ân huệ từ ai đó không?
Yếu điểm (Điểm không tốt) thứ hai mà chúng ta cần nghĩ tới khi đọc bài Tin mừng
hôm nay là: khi người ta gặp đau khổ bất hạnh, người ta có thể đứng chung với
nhau, đôi khi có sự đồng cảm, nhưng khi cuộc sống đang yên bình hạnh phúc thì
người ta phân rẽ, đố kỵ, thậm chí tìm cách loại trừ nhau. Cũng thế khi bị bệnh
tật cả người Do thái và người Samari đã cùng nhau đứng chung, cùng nhau nài xin
Đức Giêsu cứu chữa họ. Sự đau khổ bất hạnh đã làm cho họ phá đổ bức tường ngăn
cách giữa Do thái và dân ngoại (Người Samari). Nhưng khi hạnh phúc an bình trở
lại họ lại tạo ra ranh giới để ngăn cách tình người. Chúng ta cần nhìn lại việc
thiết lập các mối tương quan của chúng ta trong cuộc đời.
Lòng biết ơn được đề
cao
Ở bài đọc I (2 V) chúng ta thán phục tâm tình biết ơn với nghĩa cử cao đẹp
của ông Naaman. Ông đã sắm sửa lệ vật đến để tạ ơn ngôn sứ Êlisa, vì ơn được chữa
lành khỏi bệnh phong cùi. Khi bị từ chối nhận lễ vật ông đã thề hứa với ngôn sứ
Êlisa là ông sẽ trung thành thờ phượng Đức Chúa chứ nhất định không bao giờ quy
phục bất cứ một vị thần nào khác. Chúng ta thán phục lòng biết ơn của người ngoại
Samari trong bài Tin mừng. Bất chấp những người kia không quay trở lại để cảm
ơn và tôn vinh Thiên Chúa, vì ân huệ ngài đã ban. Anh ta chấp nhận đi một mình,
bởi vì tâm tình biết ơn thôi thúc anh. Anh đến với một thái độ khiêm tốn, miệng
nói lời tại ơn, lòng kính cẩn tôin vinh, thân cúi rạp trước Đấng đã tái sinh
nhân vị làm người cho anh, khi anh đã bị người đồng loại tẩy chay, loại bỏ vì bệnh
tật phung hủi. Điều khiến chúng ta thán phục và cảm kích hơn nữa chính là ở chỗ,
anh ấy là một người ngoại bang, người mà dưới con mắt những người Do thái không
phải là đoàn dân được tuyển chọn, không là dân của Chúa. Điều đó đặt cho chúng
ta vấn nạn phải chăng con cái trong nhà thường coi rẻ và xem nhẹ tâm tình biết
ơn với cha mẹ, với người thân của mình mỗi khi chịu ơn? Trong thực tế cuộc đời
không có một lý do nào cho phép chúng ta hờ hững với bất cứ ai đã làm ơn đã
giúp đỡ mình cho dầu đó là cha, là mẹ là người thân của mình.
Mời gọi sống Lời Chúa
Thi sỹ Lamartine, Pháp
kể lại mẫu chuyện sau: lần kia ông đi vào rừng, gặp một ông thợ đá. Cứ sau mỗi
búa đập đá ông thợ này lại nói một câu: “con cám ơn Chúa”. Thi sỹ ngạc nhiên và
đến gần hỏi: “Tại sao anh phải cám ơn Chúa sau mỗi nhát búa cực nhọc của anh.
Anh không biết rằng Chúa đã để anh vất vả cực nhọc hay sao?”. Anh thợ đá trả lời:
“vì Chúa đã dựng nên tôi và cho tôi được khỏe mạnh, được sống”. Thi sỹ lập luận:
“Ngài chỉ nhớ đến anh một lần duy nhất khi Ngài dựng nên anh, từ đó Ngài đã bỏ
rơi anh, anh không biết sao”? Người thợ đã từ tốn trả lời: “đối với kẻ đập đá
như tôi, mà ngài nhớ đến một lần thôi, cũng đủ để tôi phải cám ơn Ngài suốt cả
cuộc đời rồi”. Rồi anh tiếp tục đập đá và nói lời cảm ơn Chúa. Đối với chúng ta
thì sao? Nếu chưa một lần biết ơn về những ân huệ Chúa đã ban cho ta trong cuộc
đời thì thì nay ta hãy đến với Chúa với tâm tình biết ơn vì Ngài đã ban cho ta
được sống, được hạnh phúc, được may mắn.
Tin mừng mời gọi
chúng ta biết ơn cha mẹ, biết ơn những người mà ta gặp gỡ trong cuộc đời. Họ là
thầy cô, là bạn bè, là thân nhân, ân nhân là tất cả những tấm lòng quảng đại đã
ra tay nâng đỡ ta, dầu chỉ một bát nước lã, hay một nụ cười yêu thương, một sự cảm
thông khi ta gặp hoạn nạn. Hãy đến với nhau bằng tâm tình tri ân để cuộc đời
thêm tươi đẹp và nhân bản hơn. Amen.
Vài gợi ý triển
khai tin mừng ở góc độ suy tư khác
a.
Thiên Chúa sẵn sàng ban ân huệ cho bất cứ
ai kêu xin Người. Họ đã cùng nhau cầu
xin đức Giêsu cứu chữa, cùng với niềm tin họ đã được chữa lành
b.
Khi đau khổ con người ta có thể cùng nhớ đến
nhau, nhưng khi bình an vô sự, khi hạnh phúc thành đạt, người ta thường bội
nghĩa quên ơn.v
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét