5 thg 10, 2013

Tỉnh Thức

                                                                   Đa Nguyên
Đọc Tin Mừng ta thấy rất nhiều lần Chúa Giê-su kêu gọi hãy “tỉnh thức” sẵn sàng vì giờ của Ngài thật bất ngờ. Phải “tỉnh thức” về phần linh hồn vì ai cũng phải chết, phải đối diện với ngày phán xét nên phải lo chuẩn bị từ xa. Vậy đối với cuộc thường ngày thì sao?
nghĩ rằng: dù người có niềm tin tôn giáo hay không cũng đều phải “tỉnh thức” để nhận ra tốt xấu, thiện ác, thật giả, trong thời đại “vàng thau lẫn lộn”.
Khi viết những dòng này cũng là lúc kết thúc thời gian mùa hè ở miền Trung, trong những ngày qua tôi được mắt thấy tai nghe đủ thứ chuyện. Điều khiến tôi băn khoăn là những người trong cuộc “đang ngủ” hay “giả vờ ngủ”?
Hình ảnh đầu tiên với tôi khi về đây là đi đò để qua sông dưới cái nắng chang chang ban trưa. Tôi tò mò hỏi bác lái đò: “Sao bên kia đông dân mà không làm cái cầu phao qua lại cho đỡ vất vả?” Bác trả lời: “Họ không cho, vì gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại, còn làm cầu hiện đại thì mình không đủ tiền. Nhiều lần kiến nghị lên trên thì người ta nói chưa có vốn, chưa có dự án đầu tư…”.

Tham ô thất thoát hàng nghìn tỷ vẫn diễn ra hàng ngày, trong khi đại đa số vẫn sống dưới mức tối thiếu. Vào thăm một vài gia đình tôi thấy những giấy chứng nhận Gia đình văn hóa, Giấy khen hoàn thành sớm nghĩa vụ giao nộp thuế treo ở những nơi khá trang trọng.
Điều nghịch lý là nghĩa vụ giao nộp thếu thì hoàn thành sớm, nhưng đường giao thông lại không làm tốt để đi, nghĩa vụ thì luôn hoàn thành mà quyền lợi chẳng được hưởng. Điện, đường, trường, trạm là những thứ thiết yếu nhưng chẳng được quan tâm đúng mức thế mà vẫn “vui vẻ” nộp thuế.
Sự u mê này đã vô tình tạo điều kiện cho kẻ ác tiếp tục tham nhũng bóc lột.
Ở một vài xứ đạo lân cận cũng bắt đầu xuất hiện tình trạng trộm cắp, nghiện hút v.v, nhưng công an chưa can thiệp với lý do “nể” vùng giáo, nên để cho bà con giáo dục trước đã. Mới nghe qua có vẻ hợp lý và nhân đạo, nhưng sâu xa bên trong quả là một âm mưu thâm độc: người ta cố tình dùng những kẻ bất hảo để phá tan sự bình yên của xóm đạo, đợi đến khi sắp có sự kiện trọng đại của đất nước họ mới ra quân trấn áp tội phạm để báo cáo thành tích.
Nếu ai quan tâm đến thời sự - chính trị thì dễ nhận ra điều này: nhan nhản trên các phương tiện truyền thông ca ngợi công an tỉnh này tỉnh kia sau mấy ngày ra quân đã điều tra phá được hang chục vụ án, bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp. Vậy tại sao cả năm không ra quân trấn áp tội phạm đi cho nhân dân được nhờ mà lại phải chờ đến lễ phát động?
Im lặng trước những bất công hay “giả đui giả điếc” với cái ác đã vô tình hay hữu ý tiếp tay cho cái xấu, cái ác lộng hành. Thật phi lí khi một người Việt Nam đi khỏi nơi cư trú lại phải Đăng kí tạm vắng, tạm trú, trong khi người Tàu thì tự do đi lại trên đất Việt.
vì thế mới có chuyện Người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh (xem http://nld.com.vn/20120605024738745p0c1002/de-nguoi-trung-quoc-nuoi-ca-o-cam-ranh-chu-tich-tinh-phai-chiu-trach-nhiem.htm. hay chuyện Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa: Nhiều bất thường (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu-nguoi-trung-quoc-thue-dat-trong-lua-nhieu-bat-thuong-698277.htm), và nhiều điều bất minh khác như mua đĩa, mua rễ tiêu http://ttxva.org/nong-dan-tay-nguyen-khon-don-vi-nguoi-tq-lua-mua-re-tieu-2/ chỉ nhằm mục đích phá hoại, hầu như ai cũng biết chỉ những những cơ quan quản lý “không biết”.
Sự “u mê” này không những xuất hiện ở những người dân không có điều kiện học tập, mà ngay cả những người được coi là “thầy của thiên hạ” cũng không ngoại lệ.
Đó là lúc nhân danh việc giúp các trẻ mồ côi khuyết tật để kiếm tiền xây những căn nhà thật to, nhưng lại lỗi đức ái đối với những người trực tiếp nuôi dưỡng các em bất hạnh này. Những người có quyền thì đi xe hơi để họp hành, trong khi cấp dưới được chi 10 triệu mua 3 xe máy “cái gì cũng kêu, chỉ có cái còi không kêu”.
Do đặc thù của công việc nên những người giữ trẻ lẽ ra phải có những ưu tiên nhất định để đảm bảo sức khỏe, nhưng để “bình đẳng” nên vẫn phải kham khổ, hãm mình ép xác với chế độ ăn vẫn là điệp khúc: “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”, nên từ một thiếu nữ xinh đẹp sau ít năm xa nhà giống như một bà già ốm nheo ốm nhách “ngày đi gần sáu mươi cân, ngày về thân thể đã gần như que”.
Bên cạnh đó, sự tham lam ham hố quyền lực cũng là biểu hiện của việc “chưa tỉnh thức”: khi một linh mục hay tu sĩ không nhận ra được họ là ai và đang làm gì, làm cho ai, thì sự u mê này gây ra những hậu quả thật tai hại, nó trở nên gương mù gương xấu lôi kéo người khác…
Chỉ vì chút lợi lộc chóng qua mà nhiều tín hữu đã đánh đổi tất cả, chối bỏ đức tin: giấy Chứng minh nhân dân phần tôn giáo lại đề không để được tham gia Ủy ban này tổ chức nọ, trong khi nó chỉ là cái đuôi, là công cụ tay sai của những người coi “tôn giáo là thuốc phiện”.
Cố Hồng y Phan-xi-cô xavie Nguyễn Văn Thuận có nói một câu với đại ý “nếu đánh đổi tất cả để được Chúa, được đức tin thì luôn sẵn sàng, nhưng nếu mất Chúa mất đức tin để được những thứ khác thì không đời nào chịu”, và chính Chúa Giê-su đã tuyên bố “Ai tuyên xưng Ta trước mặt thiên hạ thì Ta sẽ tuyên xưng kẻ ấy trước mặt Chúa Cha. Ai chối bỏ ta trước mặt người đời thì Ta sẽ chối bỏ người ấy trước mặt Chúa Cha” (Mt 10, 32-33).
Vậy những có đức tin mà tham gia các tổ chức vô thần nghĩ gì?
Hãy tỉnh thức để minh mẫn khôn ngoan lựa chọn và phân biệt thật giả, thiện ác, đừng “ham đĩa bỏ mâm”, thả mồi bắt bóng… Tôi biết rằng sẽ nhiều người khó chịu khi đọc những dòng này, nhưng sự thật thì phải nói, Gioan Tẩy giả tuy bị chết nhưng tội ác Hê-rô-đê vẫn phải phơi bày. “Ai có tai thì nghe”.
<



Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét